Sơn pô xe máy đúng cách

Sơn pô xe máy là một trong những việc phổ biến để bảo vệ bộ phận này dưới các tác động bên ngoài. Do xe máy là bạn đồng hành quen thuộc đối với chúng ta. Nhưng có lẽ chúng ta chưa thể hiểu rõ về bộ phận cụ thể của xe. Cùng tìm hiểu về hệ thống thoát khí thải của xe máy qua bài viết dưới đây nhé. Hệ thống thoát khí thải của xe máy( Pô xe máy) là một bộ phận vô cùng quan trọng của bất kỳ chiếc xe máy nào từ đời cũ đến đời mới. Nếu thiếu bộ phận này xe sẽ không  hoạt động được. 

Hệ thống thoát khí cho xe máy
Pô xe máy

1. Tìm hiểu về Pô xe máy

Sơn pô xe máy thế nào là đúng cách. Trước hết, chúng ta tìm hiểu sơ lược về bộ phận này nhé. Pô xe máy có nhiều chức năng rất quan trọng trong quá trình vận hành của xe

  • Đưa khí thải từ bên trong ra bên ngoài, có tác dụng biến đổi âm thanh hay giảm âm thanh của luồng khí này.
  • Giảm tiếng ồn khi xe thoát khí.
  • Bảo vệ môi trường một cách tối ưu
  • Tiết kiệm và giảm chi phí mua nhiên liệu 
  • Có nhiệm vụ gom khí, giữa khí thải để tạo ra sức nén và áp lực để giữ hỗn hợp xăng – gió giữ yên tại buồng đốt. Để  luôn sẵn sàng “nổ” khi có sự đánh lửa từ Bugi.

2. Cấu tạo của một chiếc Pô xe máy

Pô xe máy có cấu tạo vô cùng đơn giản, bao gồm

  • Thân ống xả: bộ phận có nhiệm vụ lưu dẫn khí thải ra bên ngoài đảm bảo đặc tính công suất của xe. Ngoài ra, có vai trò tạo nên đặc trưng trong kiểu dáng thiết kế của xe.
  • Ống dẫn khí thải : có nhiệm vụ dẫn khí thải từ động cơ tới thân ống xả. 
Chất liệu
  • Thép: là chất liệu dễ tìm kiếm và được sử dụng nhiều nhất.
  • Nhôm: nhẹ và khó gia công chế tạo, giá thành đắt.
  • Titan: đặc tính là độ cứng cao, phù hợp khi cần giảm trọng lượng.
  • Thép không gỉ: độ bền cao, được nhiều người ưa chuộng.

3. Cách sơn pô xe máy chất lượng

Sơn pô sẽ thế nào là hiệu quả nhất. Tìm hiểu thông tin dưới đây nhé.
  • Sơn pô xe máy giúp tránh được sự han gỉ do tiếp xúc nhiệt cao và lâu, hạn chế sự ăn mòn của nhiệt độ cao.
  • Lớp sơn hạn chế trầy xước, bảo vệ pô xe, chịu lực tác động bên ngoài và các điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
  • Chống nước, chống hơi ẩm chống xước tốt, chống ăn mòn cao
  • Đảm bảo  an toàn – hiệu quả và tiết kiệm chi phí tối đa.
  • Không bong tróc, không phai màu. Và đem lại tính thẩm mỹ cao cho xe.
Quy trình sơn pô xe máy
  • Chọn địa điểm sơn sạch sẽ, không bụi.
  • Lau sạch, để khô ráo bề mặt cần sơn
  • Lắc đều chai sơn khoảng 1 phút trước khi sử dụng.
  • Dùng sơn xịt trực tiếp lên bề mặt cần sơn sau khi lắc đều
  • Khoảng cách từ đầu phun đến bề mặt sơn khoảng 10 – 12cm. Sơn để sơn phủ đều và bề mặt
  • Đầu tiên sơn 1 – 2 lớp với loại sơn lót phù hợp, sau đó phủ 2 – 3 lớp với màu sơn theo ý thích. Các ác lớp sơn cách nhau từ 15 – 20 phút tùy thuộc vào độ dày của lớp sơn
  • Lưu ý: Để có hiệu quả tốt hơn nên sơn thành các lớp sơn mỏng, mỗi lớp cách nhau 10 phút. Để khô hoàn toàn rồi sơn lớp cuối bằng sơn bóng .
4. Lưu ý khi sơn pô xe máy
  • Khi sơn xong bạn để kho từ 15 -20p
  • Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp
  • Không cần phải đâm thủng hoặc đốt lon trước khi sử dụng.
  • Nhiệt độ sử dụng: Nhiệt độ môi trường
  • Khi sơn cần dùng: găng tay, mắt kính, khẩu trang, mặt nạ…
    Honda RR150 đối thủ mới của Yamaha FZ150i tại Việt Nam | 2banh.vn
    Sơn pô xe

Những chia sẽ trên đây về sơn pô xe hy vọng sẽ là những thông tin bạn cần thiết. Bạn hãy lựa chọn những cửa hàng uy tính, chất lượng để tiến hành sơn pô xe đáp ứng nhu cầu của bạn nhé.